Ngày mai nữa thôi, Linh kết thúc chặng đường 5 năm lần thứ nhất.
Ngày mai nữa thôi, Linh sẽ được “bảo vệ” điều Linh ấp ủ trong suốt thời gian qua. Linh đã choàng tỉnh giấc sau một giấc mơ rất buồn cười…
quên mất chuyện phải chạy đến bệnh viện Nhi Đồng 1 trong một ngày vô cùng trọng đại…
hớt ha hớt hải mặc chiếc áo dài, cầm chiếc laptop, đeo giày và chạy…
Hành trình đi tới đích của 1 Linh đa mang, luôn “ngộ kỳ thời”.
Linh ghét những gì hời hợt, Linh không thích điều qua loa.
Ngày này nhiều năm về trước, Linh thấy #n bà mẹ ôm con đến phòng khám nhỏ, trăn trở, băn khoăn và thở than.
“Bác ơi, làm sao để con em không khóc? làm sao để con ngủ ngon? làm sao để con bú mẹ?”…
“Em khổ quá Bác ơi!”
Linh đã đi tìm lời giải trong ngần ấy năm…
ngày mai nữa thôi, Linh sẽ bảo vệ cho đáp án của mình.
Ai bảo Linh rườm rà và đa mang,
Linh sẽ chỉ chảy 1 giọt nước mắt, và bảo: “Ừ Linh sẽ đa mang trọn kiếp này!”
Hẹn một ngày mai #không_đến_muộn nha Linh.
Tôi không chữa bệnh gì cao sang quý hiếm…
Tôi chữa cái #khổ của những bà mẹ ưa than khổ, … và giúp cái #éo_le của hành trình gặp gỡ những người bạn nhỏ mới chào đời #bớt_éo_le.
#bsphuonglinh
Nhiều khi thấy thời gian nó dã man lắm mọi người ạ,
không ai đuổi bắt mà cứ hối hả chạy.
Niềm vui của mình kể ra cũng không có gì cao sang, chứng kiến các con lớn lên mà thấy vui vô hạn độ.
Ba má các con thì thành bạn đồng hành, người thì làm bánh cho ăn, người thì xây nhà cho ở, người thì gửi sổ, gửi áo mưa cho dùng, khẩu trang chưa bao giờ thiếu, chủ xị dẫn độ đi du lịch, còn có người “đòi” cho bác Linh mượn tiền làm đám cưới, … , vui thiệt sự.
Nuôi con có lúc vui lúc khổ,
Vui thì sẻ chia, khổ thì thở than.
Làm bác sỹ cũng vậy,
vui thì đem khoe, khổ thì khóc ròng ròng.
Cứ rất con người như vậy cho an ổn tâm can.
#bsphuonglinh#đàncon
Đừng quên có 1 livestream hoành tráng tối thứ 7 với sự góp mặt của 2 nhân vật đặc biệt, sẽ sớm được bật mí nha mọi người!
Chắc phải viết vội vài lời
Cảm ơn Việt Vũ đã gửi chiếc thiệp xinh yêu cho chị đến chơi với các em xương thuỷ tinh và Bé khoẻ bé ngoan của chúng mình.
Cả buổi toàn há miệng nhìn biệt đội áo vàng chạy chương trình Trung thu một cách không thể hoành tráng hơn.
Đám nhỏ la hét át luôn cả tiếng loa, bằng tất cả sự hào hứng.
Tôi thật sự đã già rồi các mẹ ạ.
Các mẹ bảo năng lượng tôi dồi dào, chứ sự thiệt là không bằng 1/10 năng lượng của những người trẻ tuổi này.
Nhìn những bạn nhỏ của ngày xưa, rất xưa, giờ đã quên tôi mất rồi, đổi từ “chị” sang “cô” cũng gọn ơ như một giấc mơ…
Tôi già đi,nhưng các con vẫn y như vậy,
vẫn y như 7 năm về trước,có khác chăng
là nhiều vết mổ hơn, nhiều những lần băng bó hơn,
còn tâm hồn mãi mãi là những đứa trẻ ngày xưa, tôi cùng hò hét…
Ôi chao Hoài Thương bây giờ biết đọc rồi, ngồi đọc cho tôi nghe 1 lượt danh sách các từ trong giải đố,
kỳ diệu thật sự…
hẹn một ngày không mưa,
tôi kể câu chuyện kỳ diệu mà ngày hôm nay tôi nhìn thấy,
tình yêu thương đó mọi người,
không màu không vịnhưng ngọt ngào và có khả năng xoa dịu tới rợn người,
không có món thuốc nào tuyệt vời hơn tình yêu thương đâu.
Tin tôi đi,
tôi sẽ chứng minh cho bạn thấy,
bằng khoa học,
bằng những con số.
#bsphuonglinh#trungthu#bekhoebengoan
Mẹ em bé nhắn vào nhóm “Các mẹ ơi, em muốn cắt tóc ngắn để chăm con cho dễ, có ai có ý muốn giống em không, ngắn như bác Linh ấy.”
…
Cứ sống lâu trên đời rồi thì chuyện gì cũng gặp,
bỗng một ngày #tóc_ngắn thành #kiểu_mẫu của bác Linh
…
Ba em bé Coca vẽ logo cho bác Linh cũng vẽ tóc ngắn như một nét nhận diện.
…
nhưng có một sự thiệt là Linh đã có hơn 20 năm #tóc_dài.
…
Hồi nhỏ mấy đứa bạn hay kiu Linh là #công_tử_Tàu, tóc siêu dài tết thành 1 bím loe ngoe sau đít,
Linh thích cảm giác tối nằm dài trên phản, thả tóc dài lũ rũ xuống đất, tóc mà dài chạm đất thì sướng rơn thiên hạ ơi!
…
Mẹ em bé thật ra chắc cũng hông phải thấy #tóc_ngắn_bác_Linh có gì xinh xẻo, mà là vì bảo thấy con nằm trên giường bệnh, chuẩn bị vào cuộc mổ, thấy nặng trĩu quả đầu
…
Con ra khỏi phòng mổ là mẹ muốn đi cắt tóc ngay và luôn…như một kiểu rũ bỏ hồng trần phất phơ những khổ đau không thành tiếng thành lời, cứ réo rắt trong cội tâm.
…
Ngày mà Linh xuống tóc, để có mái tóc ngắn bền vững như hiện nay,
Linh đã khóc như mưa,nước mắt đổ vùi xuống như tận thế,
lúc đó Linh cảm thấy cần phải trút bỏ một thứ gì đó trên cơ thể mình, cắt lìa đi, mới hòng tìm lại sự thảnh thơi trong tâm hồn mình.Khi nhớ lại, mình chợt hiểu ra cảm giác của người mẹ ấy.
…
Nếu nặng đầu quá, bạn cứ xuống tóc,một hành động thực tế cho việc buông bỏ,
hơn thế nữa,
hãy để những tiếc nuối khi lỡ xuống tóc, biến thành phép màu cho những bệnh nhân ung thư nha,
phép màu dễ tạo ra vô cùng có phải không?
Bạn có thể tặng tóc tại Mạng Lưới Ung Thư Vú Việt Nam – Breast Cancer Network Vietnam
Chúc mừng các bạn nhập hội tóc ngắn
#hairforcancer#bsphuonglinh#filmphoto
Ở đây có nhận chữa #táo_bón cho con, với điều kiện cần số 1: Ba Mẹ phải kiên trì.
Tôi cứ phải khẳng định tới lui là tôi hổng có thích drama hoá.
Tôi chỉ đang tả lại một hình ảnh … nếu đang ăn cơm hay đang ăn ngon ngon gì đó thì thôi đừng đọc nữa nhen.
Thụt tháo chưa bao giờ là một câu chuyện vui.
Nếu ai đã từng kinh qua hay tận mắt chứng kiến cảnh tượng nọ, kể cũng có chút … hãi hùng trong sâu tận ruột gan.
Và,
tôi sắp tả cho bạn một căn phòng.
Căn phòng có tên là phòng thụt tháo.
Căn phòng rộng tầm 10m2 theo đúng tiêu chuẩn y khoa,
kín như bưng,
Trong phòng có 1 tủ inox đựng dụng cụ đặt sát vách tường, 1 chiếc quạt trần,
Ở giữa căn phòng là 1 “chiếc giường”
Vì sao tôi lại phải bỏ vào ngoặc kép,
vì thụt tháo thì trong tư thế nằm nghiêng,
tất nhiên phải là một chiếc giường, kg thể là chiếc bàn ngồi….
nhưng ngặt một nỗi sau khi được kích thích đi tiêu, cũng phải có chỗ để làm bàn ngồi nếu cần,
vì vậy một vị kiến trúc sư vĩ đại nào đó đã phát minh ra một chiếc giường thụt tháo rất rất rất … vĩ đại.
Chiếc giường được lát bằng gạch hoa cương sẫm màu để đảm bảo độ sạch sẽ của công tác thụt tháo.
lạnh ngắt.
2/3 là mặt phẳng như một chiếc giường thông thường.
lạnh ngắt.
1/3 còn lại thiết kế như bàn ngồi có vòi nước để sử dụng trong quá trình thụt tháo.
lạnh ngắt.
Tóm lại, đó là một bệ cao, mặt trên lát gạch hoa cương sẫm màu, hơi trũng thấp xuống, có gờ cạnh bên để nắm vào cho vững.
lạnh ngắt, trong căn phòng tầm 10m2, vừa mở cửa đẩy vào, tôi rợn nhẹ sống lưng.
Vậy mà con trẻ đã nằm đó, ngày này qua tháng nọ,
cô bé lần đầu tiên tự đi tiêu được sau quần quật 3 tháng ròng cứ thụt rồi tháo vừa cười vừa khóc với tôi “bác ơi con đi được rồi”
nó nói nhỏ xíu mà nghe đau lòng kinh khủng khiếp, có vui nhưng có chút ngờ vực, không biết có lại được như hôm nay…
Ta bảo nhập mà không xuất là một nỗi đau không thể bỏ qua,
nếu chúng ta cứ bỏ qua,
một ngày chứng kiến cảnh con mình nằm trên chiếc giường đá, kể cũng là một “thất bại” của người làm cha mẹ.
Tôi vẫn thường nói là thích năn nỉ bệnh nhân,
năn nỉ họ ngay từ đầu cần ngăn chặn những điều không hay sẽ có thể xảy ra,
năn nỉ họ tìm hiểu vấn đề của con mình, nếu không phải bệnh gì hiếm hay trầm kha, thì Ba Mẹ hoàn toàn có thể giúp con mà không cần tới bàn tay nhiệm màu nào khác.
giúp sao ấy hả?
kiên trì.
kiên trì. kiên trì.
kiên trì. kiên trì. kiên trì.
không gì quý giá hơn #thói_quen_đi_tiêu tốt Ba Mẹ nhé.
đó là bài thuốc lớn nhất và quan trọng nhất đối với vấn đề này.
Chúc mừng các con đã có Ba Mẹ kiên trì và sẵn sàng dành thời gian cho con.
#bsphuonglinh
“HÃY LẮNG NGHE CÁC BÀ MẸ.
CÁC BÀ ẤY LUÔN CÓ LÝ.”
“Ở ngoài đời” tôi là người không thích lắng nghe nha quý vị. Thường những người yêu thương tôi sẽ nghe tôi nói nhiều hơn.
“Ở trong phòng khám” thì tôi lại thích hỏi và lắng nghe hơn. Mỗi lần tôi nói quá nhiều, tôi lại hỏi ngược “nghe kịp không? bác có nói nhanh quá không?”
Hồi xửa hồi xưa ngồi khám phòng khám sơ sinh 1 ngày 80 bệnh, trưa khám trẻ mới sinh 20 con, trước sau 100 con/ ngày. Chiều tan ca, tôi không nhấc nổi hàm. Quý vị cứ thử chia một ngày làm tầm 10 tiếng, vị chi 600 phút, chia 100 con nghĩa là khoảng 6 phút cho 1 bạn, chưa kể thời gian lấy hơi hay uống nước.
6 phút.
nhiệm vụ bất khả thi.
Sau ngần ấy năm, tôi nhớ lại những ngày cũ mà thấy mốc meo, làm sao có thể khám 1 đứa trẻ trong 6 phút, làm sao mà làm được như vậy?
Dựa vào kiến thức của bản thân học được và từ người thầy 30 năm kinh nghiệm, và những hiểu hiện rất “sách giáo khoa” của đứa trẻ, bà bác sỹ non choẹt đã xử lý 1 ca trong 6 phút, nói như một cái máy, bắn tằng tằng tằng tới mức là tôi nghĩ nếu mẹ nào còn theo bác tới ngày hôm nay vẫn không thể quên sự réo rắt trong cung đàn của bà bác sỹ. Và 6 phút thì có thể nói gì ngoài #không_sao_đâu Sau tất cả,
hiện tại, bà bác sỹ sà từ trên bàn khám xuống đất ngồi tỉ tê với các mẹ các ba.
tôi cứ bảo họ kể câu chuyện của họ, kể 24 tiếng của họ và con,
và tôi nghe họ nói nhiều hơn tôi nói,
#Không_có_gì thì sao họ lại mang con đi khám?!?
Tôi nhận ra mỗi gia đình có một câu chuyện.
Tôi không thể áp một toa thuốc vô tri cho mọi trường hợp.
Tôi không thể áp một công thức hoàn hảo nhất nhất theo sách vở cho mọi gia đình.
Lý thuyết mãi mãi là màu xám.
Tôi đã phải uyển chuyển thay đổi từng toa thuốc của mình,
tôi đã phải đi tìm lời giải cho một bài toán có quá nhiều đáp án,
tôi thấy mình cứ mỗi ngày một giàu có …. giàu có những câu chuyện kể.
Tôi có tập hợp 1001 lời than của các bà mẹ,
có 1002 tập nhật ký nuôi con,
có 1003 lời sẻ chia mừng rỡ “bác ơi hôm nay con em chịu ăn rồi” “bác ơi hôm nay con em ị rồi” “bác ơi hôm nay em có sữa…”
và tôi có 1004 đứa con,
2008 người bạn,
2008 gia đình con con…
Tôi chợt nhận ra mèo Kitty vì sao lại nổi tiếng,
vì Kitty không có miệng.
#bsphuonglinh
Mỗi lần mưa tầm tã, mình lại nằm nhà (thuê) order ít đồ ăn từ Grab hay Now.
Mỗi lần mưa tầm tã,
thấy những người đàn ông dạn dày sương gió, mừng rỡ vì tờ 5.000 đồng tiền giấy cotton được khách cho thêm,
mình lại tự hỏi,
cơn mưa này bao giờ sẽ dứt.
Cô em bác sỹ cười nhẹ bảo với mình: “Chị ơi lương thấp quá, không đủ cho em nuôi con?”
Rồi nó không nói gì thêm.
Mình nhớ hồi mình còn nhỏ, những ngày mưa tầm tã,
mẹ bỏ 2 chị em mình ở một quán ven đường,
hình như xe bị hư,
mẹ phải đẩy bộ xe trong mưa đi tìm chỗ vá.
2 chị em mình đứng trước cơn mưa tầm tã,
đứa nhỏ khóc la,càng khóc bà bán chuối cạnh bên càng chọc ghẹo “mẹ bây bỏ tụi bây rồi!”
nhớ như in.
thằng em càng réo lên inh ỏi.
mình nắm tay nó mà cắn răng cắn lợi, nước mắt trào đỏ hoe nhưng tuyệt nhiên không bật thành lời.
ruột gan cào xé như nước mưa xới tung mặt đất.
Rồi rất lâu sau,
mẹ cũng quay trở lại,
đón 2 chị em về nhà,
trong cơn mưa tầm tã.
Cuộc đời thằng em trai mình có mấy mụ đàn bà.
bà nội, bà cô, bà mẹ và bà chị.
nó lớn lên gồng mình để trở thành một người đàn ông.
Ngó vào một đám đàn bà,
người ta hay xuýt xoa lắm điều lắm kiểu,
riêng nhà mình giống như bài toán kì dị,
dù cho có mưa tầm tã,
vẫn có mái che đầu,d
ù có cuồng phong bão táp,
một đám đàn bà vẫn khai sinh ra được 2 bác sỹ không thiếu ăn thiếu mặc một ngày nào,chữ chất đầy đầu, tình đắp đầu tim.
mình có hỏi nhẹ bà nội mình:”Sao giỏi nuôi tụi con?”
nội nói:
“1 đồng bạc chẻ ra cũng đủ ăn nếu biết vun vén.”
Có một hôm trời mưa tầm tã,
đi khám bệnh cho một em bé trong mẫu nghiên cứu
ở rất sâu rất xa trong một xóm trọ nghèo.
ông bố thợ hồ dúi vào tay tôi 50.000, bảo gửi tiền xăng cho bác sỹ đi xa.
người mình lạ lắm,
5.000 đồng kiếm được trong mưa mới quý hoá vô vàn, nhưng 50.000 móc ra gọn lỏn dễ ợt cho bà bác sỹ.
tôi xách cân xách giỏ đi ra,
bảo cất đi, mua đồ ăn cho mẹ em bé,
“bác không cần gì, ráng nuôi con trở thành bác sỹ cho ba mẹ được nhờ heng”
“Sao em nuôi nổi con em thành bác sỹ?”
Tôi lại cười “Bác đi ăn học xưa nay không tốn một đồng của bà nội, có chăng bà nội bác nuôi ăn thôi.”
Tôi thấy ông bố cười nhìn con của mình.
Tất nhiên bà nội không chỉ nuôi tôi ăn, bà nội cho tôi áo quần, giày dép, những món đồ chơi không thua kém bất kỳ ai.
từ 1 đồng mà bà vun vén được.
Chị em tôi đã rất giàu có … như thế đó.
#nhật_ký_ngày_mưa#bsphuonglinh
Em của bsphuonglinh là bstrungluan
Chị hộ lý mới vào nhận ca quay sang qua hỏi bà bác sỹ đang cắm mặt vô tô cháo gà (bệnh viện đãi nhân viên ăn nhân rằm tháng 7): “Bác là Bác Đào Linh trong lời đồn hả?””Dạ em.”
Hổng biết lời đồn tươi ngọt ra sao mà mỗi lần Linh vác balo vô khoa là chị em cười nhẹ “Ủa gặp Bác Linh nữa hả?”
“Dạ em.”
Chị em toàn nhìn nhau cười đầy ẩn ý, tại vì hổng ai dám nói ra cái điều rũ rượi sau một ca làm với bác sỹ Đào Linh.
Theo lời các anh chị tiền bối xa xôi, là mấy đứa như mình nếu làm phòng mạch sẽ rất đắt khách.
Theo lời các anh chị tiền bối gần gụi, là nhỏ đó số nó khổ ghê nơi, rồi xong thương thương nhắn nhủ đôi điều truyền thụ kinh nghiệm cho nó bớt khổ. (tại vì thiệt sự là sống trong cái khổ riết quen, không ai khai sáng là cứ “làm quá” lên, nhờ Chị dạy dỗ mà thấy mọi sự bớt bớt lại )
Số là khi mọi người gặp Linh, gần như “chín chín phần trăm” là chạy cắm đầu cắm mặt, lủi luôn, lủi từ đêm mùng 1 Tết đến nay vẫn lủi.
Ta nói quần bệnh từ sáng tới chiều, dây thun luồn quần không siết nổi cái vòng eo 67 của mình luôn, còn mấy bạn trẻ chạy vòng ngoài vòng trong thì thôi không kịp ăn, không kịp đi tè, không kịp thở, toàn thở hồng hộc hồng hộc như mới đi đánh trận về. Lúc đó trong mắt mọi người, như thể người con gái ấy bị dính bùa “lủi”, ai gặp cũng lủi, nhưng làm sao mà tránh được bả, tại bả … mê đi làm
Chị nữ hộ sinh trưởng tua trực hay gặp mình nhất, thường cười ha hả bảo “Bác Linh dư năng lượng lắm, đừng ai lo cho bả.” xong cái cười hắc hắc như bị đánh bùa.
Mà nhiều khi mình thấy mình dư năng lượng thiệt sự. bắt mình ngồi một chỗ thì sẽ không yên đâu.
Nhớ hồi đi lấy mẫu miệt mài, ngày chạy gần trăm cây số vẫn không biết đuối là gì, vừa là Graber, vừa là bác sỹ, tối về đi trực, sáng ra chạy tiếp. Kinh khủng ghê hồn. Nhưng Linh khoẻ.
Ai bắt Linh âm tì địa ngục, bế quan rào chưn là Linh sẽ lăn ra khóc um sùm. Linh đặc biệt ghét ngồi yên chờ đợi. Linh hoàn toàn không nhẫn nại.
Linh thích long bong.
thà là lắn quắn trong cái sướng, còn hơn bí tích trong cái đắn đo lòng vòng.
Thật ra Linh cũng có đầy đủ nhu cầu ăn chơi, tận hưởng.
nhưng việc đi làm đối với Linh cũng là tận hưởng.
Linh thích nai lưng làm cật lực rồi thấy quả tim mình không rỗng rãng.
Linh sẽ đi chơi cho ra chơi, chứ hổng có thèm chơi nửa vời.
Nghề chơi với Linh phải đảm bảo công phu thì mới chơi.
Làm việc nhiều, mà vui, thì cũng giống như chơi, Chơi cho hết một đời, nhe Linh.
Photo: nghe đồn có trend đeo khẩu trang vẫn đẹp hay auto – đẹp gì đó. Cô gái có mắt 3 mí.
#bsphuonglinh
Nay Vu Lan, tôi chưa về nhà.
Nay Vu Lan, tính nói chuyện hiếu nghĩa ở trần gian cho ra vẻ này kia kia nọ.
Song mọi sự không tự tâm mà ra, ắt sẽ thành sáo rỗng.
Cái trứng có trước hay con gà có trước là câu hỏi muôn thuở của nhân loại.
Ai rồi cũng sẽ đến lúc phải thực hiện một chức phận nào đó trong đời – một chức phận mà trước đó họ chưa từng đảm nhận. Đó là một bước ngoặt, một cuộc khám phá mới để nhận ra bản thân mình có những khả năng vô song nào đó mà trước đây chưa từng có. Rồi cũng chợt nhận ra những điều mình phản kháng với ba mẹ ngày xưa, giờ mình áp dụng cũng ít nhiều giống hệt lên con mình. Rồi tự vỡ ra, oà ra muôn vạn cung bậc. Rồi thấm thía. Rồi thương muộn. Hoá ra chỉ là thương muộn và chỉ có thể thương muộn.Và tôi vẫn chưa #thương_muộn.
Vì tôi chưa làm mẹ. Tôi chỉ đang đảm nhận chức phận của một #người_khách_quan.
Người khách quan nọ sẽ vỗ về được đứa trẻ của bạn một cách dễ dàng,
vào tay người khách quan, đứa trẻ nín thinh, trong khi mẹ của chúng không tài nào dỗ được.
Người khách quan ấp ủ đứa trẻ trong lòng không với bất kỳ một kỳ vọng nào, không hề có một chấp niệm nào. Hơi thở bình ổn sẽ điều hoà nhịp thở vội vàng bất ổn của đứa trẻ, để đưa con về trạng thái tĩnh lặng, chẳng cần núm vú, chẳng cần sữa.
Vì là người khách quan, có khi tôi thấy mình thờ ơ với tiếng khóc của con trẻ.
Nhiều nghiên cứu bảo rằng tiếng khóc của trẻ đánh động bản năng làm mẹ và giúp bà mẹ kích hoạt hàng loạt phản ứng tâm lý – hành vi một cách đáng kinh ngạc, và có khi vì vậy mà tạo ra những rối loạn nhất định. Nhưng phản ứng của người khách quan là hiểu một cách minh bạch rằng đứa trẻ cần gì, muốn gì và phải làm gì với chúng, hoàn toàn không bản năng.
Tôi chưa bao giờ cảm thấy phiền lòng vì tiếng khóc của bọn trẻ.
Vì tôi chưa có một đứa trẻ … của riêng mình.
Tôi sẽ chảy nước mắt và thấy linh hồn kích động khi những đứa con trở nên bất ổn trong phiên trực của tôi. Nếu giải thích bằng tâm lý học, thì đây không phải là sự “đau thương vì mất mát” mà là sự “nghi hoặc về trình độ điều trị của bản thân”. Đó là sự thật.
Và đó cũng là sự khác biệt của một bà mẹ và một bác sỹ.
Tóm lại, Vu Lan, tôi chưa về nhà. Nhà tôi còn nhiều người phụ nữ ngóng trông.
Họ cứ mãi ngóng trông như họ luôn như vậy.
Và đến giờ, tôi vẫn không hiểu tại sao.
#bsphuonglinh
Chị em phụ nữ luôn được quyền mong manh dễ vỡ, luôn được quyền đau khổ quanh co.
Còn các ông thì cứ bị cho là #vô_tâm, #không_hiểu_đàn_bà.
Lắm lúc chính tôi cũng không hiểu đàn bà, huống hồ là các ông.
Sớm ngày ra đọc phải mấy bài viết kiểu #trách_cứ các ông không biết sẻ chia, không biết quan tâm, nên các chị thi nhau #trầm_cảm_sau_sinh….
Không phải một bài viết có nhiều người lượt thích hay chia sẻ, nghĩa là quan điểm ấy đúng.
Hổng phải vậy đâu các chị ạ!
Những bài viết nọ đang #đồng_tình cùng các chị, các chị thấy bản thân mình trong đó, các chị cảm thấy như ai nói hộ lòng mình.
Phàm việc gì trên đời mà có người đứng ra nói hộ thì sướng vô vàn! Thế là các chị bấm .
Khi các chị vừa bấm , bài viết hiện lên feed của các ông.
Các ông lướt vội qua, phủi nhẹ “Xàm”
“Tâm trạng của tôi nặng nề thế kia mà ông bảo xàm!”
Thế là lại quanh co….
thế là sụp đổ….
thế là rạn nứt….
Tôi là người làm khoa học. nên tôi mạn phép chia sẻ đôi điều từ các bằng chứng y khoa.
Trầm cảm sau sinh được cấu thành, bị thúc đẩy bởi muôn vạn yếu tố.
và nó thực sự chịu tác động cực kỳ mạnh mẽ của hormon.
Phàm nói đơn giản là thứ gì hormon điều khiển đều sinh mù quáng.
giống như lúc đang yêu.
Các chị lúc quá đau khổ, hẳn nhiên phải tìm đường giải nguy cho cảm xúc của bản thân.
Thường thì người đầu tiên bên cạnh mình sẽ hứng chịu trước.
Sau đó nữa, nếu lỡ cái người ấy #không_chịu hứng đỡ giúp, sẽ quay lại giày vò bản thân, và thậm chí tự hại mình.
Đa phần mọi người đều mong cầu hạnh phúc.
Các ông cũng vậy.Các ông ấy bận chuyện mưu sinh.
Các ông ấy bận chuyện gánh vác gia đình.
Các ông ấy còn bộ mặt của mình, còn trách nhiệm của mình với cả toàn thể nhân loại.
Ngày xưa các ông ấy bảo “thế giới cứ để anh lo” nên giờ các chị muốn các ông ấy quay vào chăm chút cho cảm xúc của mỗi mình chị…thì các ông ấy phải làm sao đây?
Cuộc sống này vốn âm – dương cân bằng.
Các ông ấy có những lúc rất đanh thép, là hòng #vớt các chị ra khỏi mớ bòng bong ấy.
Tâm lý buồn bã của chúng ta giống như một vũng lầy.
Cái phao quăng ra cũng đừng hòng cứu được.
Chỉ có một cái nắm tay, rất chặt, một nội lực tràn đầy, mới đem ta ra khỏi những tối tăm mụ mị ấy được.
Nếu bảo tôi chọn liều thuốc nào cho người đàn bà trầm cảm sau sinh,
tôi sẽ nói đó là #một_người_đàn_ông_kiên_nghị,
họ kiên quyết không để vợ sa lầy trong bể khổhọ cương nghị chống phá mọi thế lực thù địch để giành về những dấu yêu xưa.
Một đứa trẻ ra đời là một món quà.
Chúng ta không thể để hormon biến món quà ấy thành chiếc rìu báng bổ tình yêu của đôi lứa.
Tôi gặp nhiều bà mẹ, cũng gặp nhiều ông bố.
Nhiều ông đến là phát khóc khi chia sẻ nỗi lòng cùng tôi,rồi nhiều ông #phát_hoả cũng có “Có tí chuyện tại sao lại xé ra to như vậy, em làm được hết, bác sỹ cứ để em lo!”
Các chị đẹp thân mến,các ông không thể giống chúng ta được,
và cũng không thể hiểu những diễn biến tâm lý phức tạp đang cào xé quả tim bé nhỏ của chúng ta mỗi ngày.
các ông ấy không mang thai, các ông ấy không cho con bú, các ông ấy không ở nhà cho con ăn dặm.
các ông ấy làm những việc khác, thật ra cũng nặng nề và đặt lên bàn cân cũng nặng như việc mang thai – cho con bú, thậm chí là #trái_tự_nhiên hơn cả cái điều #thuận_tự_nhiên là mang thai và cho con bú.
và các ông ấy cũng bị trầm cảm sau sinh …. vì quá yêu các chị.
Mong rằng các chị hãy nói hết lòng mình cho các ông nghe,
rồi các ông hoặc dịu dàng chia sẻ, hoặc cằn nhằn bực dọc, hoặc tức tối đập bàn,
rồi thì cũng xong,
các ông ấy sẽ cùng các chị vượt qua hết mọi khổ đau ấy, sẽ ôm lấy các chị lúc các chị ít phòng bị nhất và vẫn câu đó “Thế giới cứ để anh lo!”
rồi các chị cứ khóc, rồi hãy mau mắn cười lại,
các ông mong ngóng nụ cười xinh đẹp của người con gái năm ấy biết bao.
Hãy yêu thương bản thân mình, yêu thương mình chính là đang xây dựng một nền tảng vững bền cho gia đình nhỏ của mình.
Các ông ấy thích phụ nữ đẹp các chị ạ!
#bsphuonglinh
Ảnh: Bố của Tĩn và Bố của Đan Đan trong lớp học “Chạm yêu thương” của Touchie Feelie – Lớp giải pháp dành cho Cha Mẹ hiện đại