SHARE

BẠN CÓ BIẾT ÔNG SIGMUND FREUD KHÔNG?

October 18, 2020

Định là viết bài về “PHÒNG BỆNH CHO TRẺ MÙA MƯA”, xong nhớ ra có cái hẹn nói chuyện với các Mẹ trong nhóm rồi, nên thôi để dành nói cho lẹ ☺️
Chuyển sang đặt câu hỏi “BẠN CÓ BIẾT ÔNG SIGMUND FREUD KHÔNG? (nhớ trả lời, để tìm người tri kỉ nha)
Chuyện là hôm qua trời mưa chật vật, nhưng vẫn có được buổi cafe thịnh soạn với người Chị Cadao, đi cafe mà còn được tặng sách nữa, lúc nào gặp Chị cũng “lời to”. Và tất nhiên quyển sách Chị tặng là nguồn cơn của bài viết này.
Từ hồi còn học chuyên Văn Năng Khiếu, mình đã có một cảm tình không dễ dàng nguội lạnh với ông Freud. Ở vị trí một người #học_văn_chương,
Freud ám ảnh mình ở khái niệm #mặc_cảm_Oedipus (the Oedipus complex), rút ra từ một vở kịch cổ điển của Hy Lạp, trong đó vua Oedipus đã #vô_tư g.i.ế.t bố mình và cưới mẹ mình. Lúc 16 tuổi, được nghe giảng câu chuyện nọ thì khoái chí vô biên, khoái chí vì “nghịch lý” nhưng lại “không nghịch lý”. Ông Freud đã bị phỉ báng khi đưa ra khái niệm nọ về dục tính trong phát triển tâm lý của con trẻ. Tuy vậy, nếu chỉ nhìn hạn hẹp thì đã quá coi rẻ triết lý thâm sâu của người trí thức rồi. Chẳng phải “người tình đầu tiên của con gái là cha mình” hay sao? rồi chẳng phải một bộ phận “con trai sẽ bám váy mẹ” đó à? Rồi lúc chưa phân định giới tính, chẳng phải ti mẹ là sướng nhất trần gian ư?
Ở vị trí một #bác_sỹ,
Tôi lại càng mê Freud.
Năm 1886, ông Freud để có thể làm đám cưới với vị hôn thê của mình, ông đã #miễn_cưỡng làm việc như một bác sỹ ở bệnh viện thành phố Wien, chữa trị “các bệnh thần kinh”.
Và dù là “miễn cưỡng”, ông đã không ngừng đi sâu khám phá bản tính của loài người, đã tìm ra những giải pháp chữa trị, đáng nâng tầm thành #triết_luận chứ không phải là một #phác_đồ_điều_trị thông thường. Bạn đã bao giờ nghe nói đến #Phân_tâm_trị_liệu? Freud đấy, là Freud đấy!
Thật ra bản thân tôi cũng đã cảm nghiệm được trong quá trình hành nghề của mình, phương pháp “chuyện trò chữa trị” (Talking cure) là một phương pháp hiệu quả tối cao (đối với tôi).
Bởi lẽ tôi hông phải bác sỹ chữa bệnh cao siêu nha quý vị,
quý vị có mắc bệnh hiếm, trầm kha, khó nhằn, thì hãy đi thẳng tới các bệnh viện tuyến đầu.
Tôi chỉ là người sẽ đồng hành cùng quý vị trong hành trình cùng con khôn lớn, làm sao giảm bớt những nhọc nhằn, làm sao con sẽ yêu bạn, bạn sẽ yêu con vô điều kiện, làm sao để những đau đớn không giày vò đầu giấc ngủ, làm sao để khoa học cũng thật nhân văn.
Tình yêu thương đối với tôi đặt lên hàng đầu.
Bạn có thời gian nghe tôi nói, bạn có thời gian dành cho con, hãy cứ ở lại với tôi.
Để một đứa trẻ phát triển toàn diện, bạn cần hiểu (một phần) của con, và tìm cách để con hiểu (một phần) của bạn nữa.
Và tham gia nhẹ trong câu chuyện sách giáo khoa đình đám,
muốn viết sách dạy con, trước tiên phải hiểu con.muốn viết sách dạy con người ta, trước tiên phải hiểu con mình.
tôi chưa có con, nên may quá, tôi chưa dám góp lời cho việc viết sách dạy con người ta.
Nhưng xui nỗi, tôi có hơn ngàn #đứa_con_không_cùng_dòng_máu, nên tôi trộm bất bình nhẹ, hay tôi mở “homeschooling” cho các con tôi 🤣
#bsphuonglinh
P/S: à quên là tôi có cái bằng dịch thuật để phủi bụi, nên dự là bảo vệ luận văn xong sẽ kiếm sách hay dịch cho anh/chị/em đọc chơi, sách của Freud nha ❤️

You Might Also Like

No Comments

Leave a Reply