Mình định làm một tủ sách như thế vầy ở gia đình,
sách của mình chắc nhiều hơn chỗ này,
đầu chất một đống chữ cũng không phải chuyện hay,
nhu cầu viết ra thành chữ theo đó cũng cao,
nhu cầu nói ra thành lời theo đó cũng không ngớt,
chữ vào người, giống như thức ăn, dứt khoát phải được chuyển hoá,
nhu cầu sẻ chia điều mình thấy hay ra phía bên ngoài, âu cũng là một nhu cầu buồn cười nhất xứ,
không hàm cốt khoe khoang, mà là những thúc đẩy ở bên trong quá kịch tính.
Hôm qua một người chị hỏi “Hổng biết bác Linh có cãi lộn với ai bao giờ không?”
Trả lời nhẹ “Cãi lộn với ai thì lúc nào nước mắt cũng ròng ròng, miệng lặp bặp, không nói được lời nào.”
Nội tại của chủ thể thật ra không phải dạng hiền lành, nhưng những phát tiết ra bên ngoài, chưa bao giờ đồng bộ.
Trộm nghĩ chắc do những mớ chữ này bao vây lấy những gì độc địa,
chữ cản ngăn ta nói điều độc địa.
Làm việc với bà mẹ – em bé lâu ngày, cũng không thể nói lời độc địa được.
Thấy con nít thì cưng,
thấy bà mẹ thì thương,
nhìn lại mình thì … gắt.
Trên đời có những mối nhân duyên lạ lắm,
nhân duyên với chữ nghĩa là món nợ không bao giờ dứt được,viết phong long thì hay lắm,
chứ ngồi vô văn bản khoa học thì chữ chạy đi đâu mất, ngộ kỳ thời.
Viết bài khoa học đi nha Linh!#tuổithanhxuâncủatôi
No Comments