Chị hộ lý mới vào nhận ca quay sang qua hỏi bà bác sỹ đang cắm mặt vô tô cháo gà (bệnh viện đãi nhân viên ăn nhân rằm tháng 7): “Bác là Bác Đào Linh trong lời đồn hả?””Dạ em.”
Hổng biết lời đồn tươi ngọt ra sao mà mỗi lần Linh vác balo vô khoa là chị em cười nhẹ “Ủa gặp Bác Linh nữa hả?”
“Dạ em.”
Chị em toàn nhìn nhau cười đầy ẩn ý, tại vì hổng ai dám nói ra cái điều rũ rượi sau một ca làm với bác sỹ Đào Linh.
Theo lời các anh chị tiền bối xa xôi, là mấy đứa như mình nếu làm phòng mạch sẽ rất đắt khách.
Theo lời các anh chị tiền bối gần gụi, là nhỏ đó số nó khổ ghê nơi, rồi xong thương thương nhắn nhủ đôi điều truyền thụ kinh nghiệm cho nó bớt khổ. (tại vì thiệt sự là sống trong cái khổ riết quen, không ai khai sáng là cứ “làm quá” lên, nhờ Chị dạy dỗ mà thấy mọi sự bớt bớt lại )
Số là khi mọi người gặp Linh, gần như “chín chín phần trăm” là chạy cắm đầu cắm mặt, lủi luôn, lủi từ đêm mùng 1 Tết đến nay vẫn lủi.
Ta nói quần bệnh từ sáng tới chiều, dây thun luồn quần không siết nổi cái vòng eo 67 của mình luôn, còn mấy bạn trẻ chạy vòng ngoài vòng trong thì thôi không kịp ăn, không kịp đi tè, không kịp thở, toàn thở hồng hộc hồng hộc như mới đi đánh trận về. Lúc đó trong mắt mọi người, như thể người con gái ấy bị dính bùa “lủi”, ai gặp cũng lủi, nhưng làm sao mà tránh được bả, tại bả … mê đi làm
Chị nữ hộ sinh trưởng tua trực hay gặp mình nhất, thường cười ha hả bảo “Bác Linh dư năng lượng lắm, đừng ai lo cho bả.” xong cái cười hắc hắc như bị đánh bùa.
Mà nhiều khi mình thấy mình dư năng lượng thiệt sự. bắt mình ngồi một chỗ thì sẽ không yên đâu.
Nhớ hồi đi lấy mẫu miệt mài, ngày chạy gần trăm cây số vẫn không biết đuối là gì, vừa là Graber, vừa là bác sỹ, tối về đi trực, sáng ra chạy tiếp. Kinh khủng ghê hồn. Nhưng Linh khoẻ.
Ai bắt Linh âm tì địa ngục, bế quan rào chưn là Linh sẽ lăn ra khóc um sùm. Linh đặc biệt ghét ngồi yên chờ đợi. Linh hoàn toàn không nhẫn nại.
Linh thích long bong.
thà là lắn quắn trong cái sướng, còn hơn bí tích trong cái đắn đo lòng vòng.
Thật ra Linh cũng có đầy đủ nhu cầu ăn chơi, tận hưởng.
nhưng việc đi làm đối với Linh cũng là tận hưởng.
Linh thích nai lưng làm cật lực rồi thấy quả tim mình không rỗng rãng.
Linh sẽ đi chơi cho ra chơi, chứ hổng có thèm chơi nửa vời.
Nghề chơi với Linh phải đảm bảo công phu thì mới chơi.
Làm việc nhiều, mà vui, thì cũng giống như chơi, Chơi cho hết một đời, nhe Linh.
Photo: nghe đồn có trend đeo khẩu trang vẫn đẹp hay auto – đẹp gì đó. Cô gái có mắt 3 mí.
#bsphuonglinh
Nay Vu Lan, tôi chưa về nhà.
Nay Vu Lan, tính nói chuyện hiếu nghĩa ở trần gian cho ra vẻ này kia kia nọ.
Song mọi sự không tự tâm mà ra, ắt sẽ thành sáo rỗng.
Cái trứng có trước hay con gà có trước là câu hỏi muôn thuở của nhân loại.
Ai rồi cũng sẽ đến lúc phải thực hiện một chức phận nào đó trong đời – một chức phận mà trước đó họ chưa từng đảm nhận. Đó là một bước ngoặt, một cuộc khám phá mới để nhận ra bản thân mình có những khả năng vô song nào đó mà trước đây chưa từng có. Rồi cũng chợt nhận ra những điều mình phản kháng với ba mẹ ngày xưa, giờ mình áp dụng cũng ít nhiều giống hệt lên con mình. Rồi tự vỡ ra, oà ra muôn vạn cung bậc. Rồi thấm thía. Rồi thương muộn. Hoá ra chỉ là thương muộn và chỉ có thể thương muộn.Và tôi vẫn chưa #thương_muộn.
Vì tôi chưa làm mẹ. Tôi chỉ đang đảm nhận chức phận của một #người_khách_quan.
Người khách quan nọ sẽ vỗ về được đứa trẻ của bạn một cách dễ dàng,
vào tay người khách quan, đứa trẻ nín thinh, trong khi mẹ của chúng không tài nào dỗ được.
Người khách quan ấp ủ đứa trẻ trong lòng không với bất kỳ một kỳ vọng nào, không hề có một chấp niệm nào. Hơi thở bình ổn sẽ điều hoà nhịp thở vội vàng bất ổn của đứa trẻ, để đưa con về trạng thái tĩnh lặng, chẳng cần núm vú, chẳng cần sữa.
Vì là người khách quan, có khi tôi thấy mình thờ ơ với tiếng khóc của con trẻ.
Nhiều nghiên cứu bảo rằng tiếng khóc của trẻ đánh động bản năng làm mẹ và giúp bà mẹ kích hoạt hàng loạt phản ứng tâm lý – hành vi một cách đáng kinh ngạc, và có khi vì vậy mà tạo ra những rối loạn nhất định. Nhưng phản ứng của người khách quan là hiểu một cách minh bạch rằng đứa trẻ cần gì, muốn gì và phải làm gì với chúng, hoàn toàn không bản năng.
Tôi chưa bao giờ cảm thấy phiền lòng vì tiếng khóc của bọn trẻ.
Vì tôi chưa có một đứa trẻ … của riêng mình.
Tôi sẽ chảy nước mắt và thấy linh hồn kích động khi những đứa con trở nên bất ổn trong phiên trực của tôi. Nếu giải thích bằng tâm lý học, thì đây không phải là sự “đau thương vì mất mát” mà là sự “nghi hoặc về trình độ điều trị của bản thân”. Đó là sự thật.
Và đó cũng là sự khác biệt của một bà mẹ và một bác sỹ.
Tóm lại, Vu Lan, tôi chưa về nhà. Nhà tôi còn nhiều người phụ nữ ngóng trông.
Họ cứ mãi ngóng trông như họ luôn như vậy.
Và đến giờ, tôi vẫn không hiểu tại sao.
#bsphuonglinh
Chị em phụ nữ luôn được quyền mong manh dễ vỡ, luôn được quyền đau khổ quanh co.
Còn các ông thì cứ bị cho là #vô_tâm, #không_hiểu_đàn_bà.
Lắm lúc chính tôi cũng không hiểu đàn bà, huống hồ là các ông.
Sớm ngày ra đọc phải mấy bài viết kiểu #trách_cứ các ông không biết sẻ chia, không biết quan tâm, nên các chị thi nhau #trầm_cảm_sau_sinh….
Không phải một bài viết có nhiều người lượt thích hay chia sẻ, nghĩa là quan điểm ấy đúng.
Hổng phải vậy đâu các chị ạ!
Những bài viết nọ đang #đồng_tình cùng các chị, các chị thấy bản thân mình trong đó, các chị cảm thấy như ai nói hộ lòng mình.
Phàm việc gì trên đời mà có người đứng ra nói hộ thì sướng vô vàn! Thế là các chị bấm .
Khi các chị vừa bấm , bài viết hiện lên feed của các ông.
Các ông lướt vội qua, phủi nhẹ “Xàm”
“Tâm trạng của tôi nặng nề thế kia mà ông bảo xàm!”
Thế là lại quanh co….
thế là sụp đổ….
thế là rạn nứt….
Tôi là người làm khoa học. nên tôi mạn phép chia sẻ đôi điều từ các bằng chứng y khoa.
Trầm cảm sau sinh được cấu thành, bị thúc đẩy bởi muôn vạn yếu tố.
và nó thực sự chịu tác động cực kỳ mạnh mẽ của hormon.
Phàm nói đơn giản là thứ gì hormon điều khiển đều sinh mù quáng.
giống như lúc đang yêu.
Các chị lúc quá đau khổ, hẳn nhiên phải tìm đường giải nguy cho cảm xúc của bản thân.
Thường thì người đầu tiên bên cạnh mình sẽ hứng chịu trước.
Sau đó nữa, nếu lỡ cái người ấy #không_chịu hứng đỡ giúp, sẽ quay lại giày vò bản thân, và thậm chí tự hại mình.
Đa phần mọi người đều mong cầu hạnh phúc.
Các ông cũng vậy.Các ông ấy bận chuyện mưu sinh.
Các ông ấy bận chuyện gánh vác gia đình.
Các ông ấy còn bộ mặt của mình, còn trách nhiệm của mình với cả toàn thể nhân loại.
Ngày xưa các ông ấy bảo “thế giới cứ để anh lo” nên giờ các chị muốn các ông ấy quay vào chăm chút cho cảm xúc của mỗi mình chị…thì các ông ấy phải làm sao đây?
Cuộc sống này vốn âm – dương cân bằng.
Các ông ấy có những lúc rất đanh thép, là hòng #vớt các chị ra khỏi mớ bòng bong ấy.
Tâm lý buồn bã của chúng ta giống như một vũng lầy.
Cái phao quăng ra cũng đừng hòng cứu được.
Chỉ có một cái nắm tay, rất chặt, một nội lực tràn đầy, mới đem ta ra khỏi những tối tăm mụ mị ấy được.
Nếu bảo tôi chọn liều thuốc nào cho người đàn bà trầm cảm sau sinh,
tôi sẽ nói đó là #một_người_đàn_ông_kiên_nghị,
họ kiên quyết không để vợ sa lầy trong bể khổhọ cương nghị chống phá mọi thế lực thù địch để giành về những dấu yêu xưa.
Một đứa trẻ ra đời là một món quà.
Chúng ta không thể để hormon biến món quà ấy thành chiếc rìu báng bổ tình yêu của đôi lứa.
Tôi gặp nhiều bà mẹ, cũng gặp nhiều ông bố.
Nhiều ông đến là phát khóc khi chia sẻ nỗi lòng cùng tôi,rồi nhiều ông #phát_hoả cũng có “Có tí chuyện tại sao lại xé ra to như vậy, em làm được hết, bác sỹ cứ để em lo!”
Các chị đẹp thân mến,các ông không thể giống chúng ta được,
và cũng không thể hiểu những diễn biến tâm lý phức tạp đang cào xé quả tim bé nhỏ của chúng ta mỗi ngày.
các ông ấy không mang thai, các ông ấy không cho con bú, các ông ấy không ở nhà cho con ăn dặm.
các ông ấy làm những việc khác, thật ra cũng nặng nề và đặt lên bàn cân cũng nặng như việc mang thai – cho con bú, thậm chí là #trái_tự_nhiên hơn cả cái điều #thuận_tự_nhiên là mang thai và cho con bú.
và các ông ấy cũng bị trầm cảm sau sinh …. vì quá yêu các chị.
Mong rằng các chị hãy nói hết lòng mình cho các ông nghe,
rồi các ông hoặc dịu dàng chia sẻ, hoặc cằn nhằn bực dọc, hoặc tức tối đập bàn,
rồi thì cũng xong,
các ông ấy sẽ cùng các chị vượt qua hết mọi khổ đau ấy, sẽ ôm lấy các chị lúc các chị ít phòng bị nhất và vẫn câu đó “Thế giới cứ để anh lo!”
rồi các chị cứ khóc, rồi hãy mau mắn cười lại,
các ông mong ngóng nụ cười xinh đẹp của người con gái năm ấy biết bao.
Hãy yêu thương bản thân mình, yêu thương mình chính là đang xây dựng một nền tảng vững bền cho gia đình nhỏ của mình.
Các ông ấy thích phụ nữ đẹp các chị ạ!
#bsphuonglinh
Ảnh: Bố của Tĩn và Bố của Đan Đan trong lớp học “Chạm yêu thương” của Touchie Feelie – Lớp giải pháp dành cho Cha Mẹ hiện đại
Tôi luôn tự nhận mình là người sống tích cực.
Tôi luôn yêu quý hết thảy những người lạc quan và chia sẻ những điều lạc quan.
Hai người đẹp trong hình cũng là một trong số những #người_truyền_cảm_hứng cho mình tiếp tục sống vì #những_đứa_con_mình_không_sinh_ra.
Tôi vẫn luôn hiểu #làm_mẹ thì khó kinh khủng, mệt kinh khủng, nhiều khi buồn bực tới kinh khủng.
nên đối với tôi, nếu được thì bớt nói điều #lầm__than, bớt những huyễn hoặc không có chứng cứ lúc chuyện trò với những bà mẹ này.
Thật ra tôi hông thích gọi họ là #mẹ_bỉm, những bà mẹ yêu thích của tôi rất ít khi nghe mùi bỉm, họ xinh đẹp và hồ hởi khi nói chuyện về con cái, họ làm chủ bản thân họ và làm bạn với đứa con của mình.
Các Mẹ nào đến chơi với Bác sỹ Linh thì đừng có đưa cho Bác mấy cái bảng tính mấy tháng uống bao nhiêu sữa, mấy ngày thì khóc, mấy ngày thì la nha.
tại vì đối với tôi, mỗi đứa trẻ là một bản thể đặc biệt, hổng có con nào giống con nào.
chưa kể Bà Mẹ với tôi cũng đặc biệt nữa.
Họ có thể là diễn viên, hoa hậu, có thể là luật sư, giáo viên, hay thậm chí là bác sỹ, rồi còn cả những Mẹ lao động tay chân, khó khăn vất vả muôn vạn phần.
Họ chỉ giống nhau một điểm duy nhất là #yêu_con,
còn lại khác nhau hết.
khác vậy thì sao đòi có đáp án chung cho cùng một vấn đề. nhiễu lắm nhiễu lắm.
Điều lầm than chính là những con số gây buồn bực, chính là những bài viết độc địa cứ xoáy vào nỗi kinh hoàng của Bà Mẹ. mà nhiều khi những Bà Mẹ đáng yêu vô tội của tôi hông biết là mình đang bị “thao túng” nữa…
Hãy cùng chúng tôi nghe, nhìn, nói và viết những điều vui vẻ, tươi đẹp về chuyện nuôi con.
Chúng tôi hứa không “thao túng” tâm hồn mong manh dễ vỡ của các Mẹ.
Chúng tôi chỉ nói điều hiền lành.Cảm ơn Mẹ Bon-Bun và Mẹ Phin đã ùa vào đời Bác Linh để Bác Linh bớt lầm than nha
Cùng xem chiếc clip nhỏ xinh:
Du lịch cùng con nhỏ, có nên kiêng dè? | BS. Phương Linh và Mẹ Bon,
Mẹ Phin https://youtu.be/HKKhQVDECDE
Đây là cô gái diện nguyên cây từ đỉnh đầu tới gót chân bộ sưu tập mùa đông hồi năm ngoái của Zara.
Mẹ em bé xem hình trêu nhẹ “Ủa bác sỹ gì đẹp vậy?”
Cô gái lại tròn xoe cười hehe,
nhiều khi sống trong khuôn khổ, định kiến miết, người ta sẽ quắn quéo y như con ốc nằm trong vỏ, một khi bị luộc lên, rồi lôi ra, không khéo thế nào cũng đứt gãy.
vậy nên mỗi mùa qua, tuổi dày lên,
cô gái cứ kiên định sống theo ý của mình,
để thẳng ngay và hạnh phúc.
Mấy em nhỏ lại một đợt mới ra trường.quằn quại trong trường Y 6 năm, vừa bật tung cái cũi học trò, mấy đứa lại bắt đầu băn khoăn “ùa vào đời như thế nào … cho máu?”
Em nào xin mình lời khuyên,
mình sẽ bảo “chọn con đường hạnh phúc nha em!”
Hạnh phúc hổng phải thứ sáo rỗng,
hạnh phúc là được mặc đẹp, ăn ngon, làm điều mình thích và thích điều mình làm,
hạnh phúc là dù vất vả cùng cực, vẫn đủ cân bằng lại, và cảm nhận được gió mát, trăng thanh, con người đang đau khổ.
Chả có gì sai khi mình hạnh phúc.
Ai ghen ghét tị hiềm vì niềm hạnh phúc của người khác, đều phải gửi cho họ một trái tim, em nhé!
#filmphoto#christmasride
http://www.nhaccuatui.com/…/vung-lay-cua-chung-ta-le…
Hồi mình 20 tuổi, mình có ôm một giấc mơ. khi nào tốt nghiệp sẽ nộp đơn cho UNICEF, đi Châu Phi khám chữa bệnh cho con nít ở những vùng đất khắc nghiệt nhất.
Hơn 10 năm sau, mình phát hiện ra nhiều sự thật. Một là, giấc mơ chỉ mãi là giấc mơ. Hai là, khỏi đi đâu xa, xứ mình ở đã là một vùng-đất-khắc-nghiệt rồi.
Vùng đất này khắc nghiệt, khắc khổ đến nỗi con nít khỏe cũng thành bệnh, con nít bệnh thì được cho là khỏe.
Cái xứ này càng sống càng thấy như sa lầy, sa lầy, sa lầy….
Người ta chấp nhận với con bệnh. Người ta chấp nhận với cái chết dễ dàng như thể mở miệng phun ra những con chữ vô thưởng vô phạt như “sắp chết” “chết đến nơi” “chết hết”….
Mình đặc biệt ghét chữ “chết”, chắc tại mình ham sống quá. Mình đặc biệt ghét ai phát ngôn chữ “chết” với bọn con nít sức sống tràn đầy.
Mình quyết không sống ở chỗ chết chóc.
Bọn con nít đáng yêu là thế, sức sống mãnh liệt là thế, lấy một hai ống máu, khóc rú lên rồi sẽ khỏe như văm thôi.
Hãy cứ tin là “con sẽ khỏe.” hãy cầu nguyện là “con chắc chắn khỏe”. hãy tự kỉ ám thị là “sống, sống, sống” rực rỡ như mặt trời mới mọc vậy đó. Cái chết vốn không thể chối bỏ. nhưng hãy để mỗi sự ra đi đều bình yên, bình yên cho cả những người còn sống.
Chữ của DNPL luôn khó đọc. Vậy nên DNPL chưa ăn được giải Nobel.
#tuổithanhxuâncủatôi#filmphoto#olddays
Hôm nay chúng tôi ngồi kể với nhau về tuổi thơ của mình với chủ đề chính yếu: “Ba Mẹ đã từng #kỳ_vọng như thế nào ở chúng tôi khi còn bé?”
1001 bà mẹ ông bố đến khám với tôi đều chỉ hướng tới nội dung “Làm sao cho con ngủ ngon, ăn giỏi, lên kí, không vặn vẹo?”
Vì sao có những khoá học Easy bán tận mấy triệu đến mấy chục triệu vẫn có người mua, vì Ba Mẹ kỳ vọng “con mình sẽ giống như con người ta” hoặc #hơn !?!
Hồi xưa lớp Lá có đứa đã nói tiếng Anh như gió, cứ hễ 9,5 là khóc đến khi cô giáo dạy tiếng Anh gạch điểm 9,5 sửa thành 10.
Tội lắm,
tội cho tuổi thơ một hôm bỏ mặc ô ăn quan, bỏ mặc trò tạt lon vui hết buổi trưa nắng hè, bỏ bạn, bỏ bè, bỏ búp bê, bỏ hết.
Đứa nhỏ ngồi ôm tất cả sách vở nâng cao, ngồi chép bài giải toán làm văn như bị ai bỏ bù mê thuốc lú.
Mà không cần đòn roi gì kề vai kề cổ.
Mà chỉ cần một #sự_kỳ_vọng rất vô hình.
Sau khi được kỳ vọng, đứa trẻ tự hình thành một rào cản vô hình với tất cả cuộc chơi, đứa trẻ nhận ra mình sẽ #chỉ hạnh phúc và mọi người khác đều hạnh phúc nếu nó đạt điểm 10.
Nó cảm thấy hân hoan khi nhận được sự tung hô.
Nó cảm thấy tủi hờn khi không được đứng thứ nhất.
Nó – đi – lệch – khỏi – quỹ – đạo – hạnh phúc tự thân.
Nó biết nó không thuộc hạng thiên tài, nên nó cần #khổ_luyện.
Đã nói là khổ luyện, tất nhiên phải #khổ.
Vậy tóm lại là khổ hay sướng khi có một tuổi thơ huy hoàng?!?
Một kỳ thi đại học nữa đang diễn ra.
Những kỳ vọng nếu đem định hình sẽ như muôn vàn bong bóng bay rợp kín đất trời, nhiều hơn cả số lượng người bị nhiễm Covid.
Nói đâu xa, nói lại gần gần,
mấy đứa nhỏ mới sinh, Ba Mẹ cứ kỳ vọng nó ăn ngoan, ngủ khoẻ, đâu được chừng 14 ngày trộm vía ngoan lành, tới ngày thứ 15 khóc gay gắt như ai ngắt véo, thế là #vỡ_mộng, sụp đổ kỳ vọng, tức tưởi héo hon.
Dạy con không phải dễ.
Dạy làm sao để đứa trẻ hạnh phúc, và Ba Mẹ cũng hạnh phúc nữa, thiệt sự khó khăn vô vàn.
Tôi là người #không đọc sách dạy con.
Vì tôi biết mỗi đứa trẻ có một linh hồn rất khác biệt, một thể chất khác biệt.
Chúng ta không thể mang những gì #bất_biến trong sách để áp lên một sinh linh biến đổi mỗi ngày, thậm chí mỗi giờ.
Tôi chỉ mong Ba Mẹ sẽ cố gắng để #hiểu con mình, hoặc đọc sách hay đi học để tìm cách #khám_phá tâm tính của đứa con mình, để hoà hợp cùng con, để cùng con lớn lên và chính chúng ta cũng lớn lên.
Có những ngày, đêm về tôi chảy nước mắt vì những #hão_huyền của Ba Mẹ dành cho đứa trẻ non nớt của mình.
Chúng đơn giản cần một que kem. cần một cái vuốt ve. cần một cuộc chuyện trò.
Nhưng Ba Mẹ lại vẫn cứ còn đang mơ.
#bsphuonglinh
Bé Khoẻ Bé Ngoan 7 tuổi, tôi đã đồng hành cùng các con 7 năm, không quá dài nhưng đủ lâu để biết các con muốn gì….
muốn nói chuyện…
xin chấm hết ở đây.
12/08/2013 – 12/08/2020
CLB Tình nguyện Bé Khỏe Bé Ngoan
Một chặng đường rất dài và rất xa.
Cảm ơn #biệt_đội_vàng_chanh đã giúp chị ôn lại tất cả những yêu thương này.
Phút nhìn lại mình 7 năm về trước,
một cô sinh viên chạy đôn đáo khắp bốn phương tám hướng để xin mở một lớp học đặc biệt,
một đám bạn thân yêu thương vô điều kiện, cùng đêm trắng để viết quy chế câu lạc bộ, để viết giáo án dạy bệnh nhi, để lên thiết kế logo – đồng phục, để chạy vạy xin tiền tài trợ…
tất cả nhốn nháo của 7 năm về trước ùa lại về trong vòng tròn ký ức và xoắn xuýt ở đó.
tất cả…
Bé Khoẻ Bé Ngoan là “quả tim thanh xuân” của tôi, của các bạn tôi, các em tôi.
Ở đây, tôi là tôi. Ở đây, tôi có những người em khác họ nhưng cống hiến hết mình cho bọn trẻ ốm đau bệnh tật “già trước tuổi” nhưng “mãi mãi là con nít”.
Từ đây, tôi có một người yêu tôi hết mực.
Từ đây, tôi có một tương lai gắn kết trọn vẹn với lũ trẻ mà hồi nhỏ tôi khiếp sợ đến kinh hồn.
Từ đây, tôi lớn lên và biết mỗi lần nhìn lại, sẽ rơi nước mắt, sẽ nhớ thương và tiếp tục chăm chỉ miệt mài.
Cảm ơn các em thân yêu đã giữ gìn “quả tim thanh xuân” của chị.
Đây là buổi dạy đầu tiên 7 năm về trước ở Bệnh viện Ung Bướu – một tôi rất trẻ.
https://www.facebook.com/pg/clbbekhoebengoan/photos/?tab=album&album_id=162832807250399&ref=page_internal
Photo editor: tuyền nguyễn
Những ngày này mình bế quan viết luận văn.
Cuộc sống như hấp hối.
Việc ngủ xem ra cũng khốn khó.
Hôm nay một ngày làm việc dài, đáng lý chân không nhích nổi phải ngủ thật ngon.
Song lại mơ hồ trằn trọc.
Mình thuộc kiểu việc gì chưa hoàn thành sẽ cảm thấy ấm ức tấm tức tới nghẹt thở.
bao giờ chấm được dấu câu cuối cùng. mới có thể thở ra.
Từ hồi nhỏ, mình đã ưa có cái thói “khó thở”, nằm lăn lộn khóc lóc với Cô 3 mình, rằng con “thở hổng được”.
Đó là cảm giác đè ép lên lồng ngực đứa trẻ một thứ mãnh lực vô hình nào đó.
khiến trong não nó xoay vần bao cơn mộng mị, rồi vồ xé qua hơi thở, thắt nghẹn ở đâu đó đầu giấc ngủ.
Làm khoa học miệt mài, mình suýt tí quên mất cái bản ngã “phi khoa học” của bản thân.
Đọc càng nhiều nghiên cứu này kia, thấy ham muốn tự thân cũng trỗi dậy muôn ngàn cơn sóng dập vào sóng não.
Thế giới thật sự thiên biến vạn hoá.
chiếc vòm trời bé tẻo tèo teo mà mỗi chúng ta thấy được, hoá ra là mặt phẳng cắt ngang của một cái giếng sâu.
giếng càng sâu, vòm trời của chúng ta càng bé lại.
Học nhiều sẽ hoá điên là có thật.Suy nghĩ nhiều sẽ hoá dại cũng là lẽ hiển nhiên.
Có một hôm mệt nhoài, ôm đứa trẻ mới sinh trong lòng, mình nhận ra, trong đáy mắt con có mỗi một người đang nâng niu, ve vuốt.
Con chỉ có một hướng nhìn duy nhất không lung lay.
Giống như tôi đang ngước nhìn vào ống kính của người chụp ảnh.
một hướng nhìn duy nhất.
gửi gắm vào đó tất cả mong ước của một vòm trời.
#filmphoto
Thật sự đã loạn thần vì những con số.
Nhật ký viết luận văn – lần thứ 2 – trong cuộc đời bé mọn.
Đây là Xu, Mẹ Xu và Bác Linh.
Tháng nào hông gặp Xu chắc nhớ xỉu, cô bé 4 tháng tuổi có khả năng 1 tay cầm bình sữa tu một hơi sạch boong kin kít, khỏi cần ai thúc ép gì đâu nè.
Ta nói ở trần gian có rất nhiều mối nhân duyên. 100 năm bạn mới gặp một trận en-Co-vi hú hồn hú vía, nếu qua khỏi trận này, e cũng sẽ nhớ lại như một #mối_nhân_duyên;
thì với một tỉ lệ 1:500.000 cuộc sanh, Bác Linh đã gặp được Xu, bạn nhỏ mới 9 ngày tuổi đã phải lên bàn mổ, xa mẹ cha trong 23 ngày dài đằng đẵng.
Trong tất tần tật những lần khám Xu, chưa bao giờ con quấy khóc. Con ngoan ngoãn an lành, hông phải #lạnh_lùng_girl đâu, mà là #ấm_áp_girl, hông có cười nhiều, nhưng điềm tĩnh.
Làm sao bạn tìm được sự điềm tĩnh trong tia nhìn của đứa trẻ mới mấy tháng tuổi?
Chúng tôi thường nói vui là bọn trẻ cách ly cha mẹ ngay từ lúc mới sinh, nằm lâu trong bệnh viện là #đi_bộ_đội, có kỷ luật nên lúc về với mẹ cha rất nền nếp.
Ba Mẹ Xu thì ấm áp và vui vẻ vô vàn, vậy nên đứa trẻ tuy lâu ngày xa nhà, vẫn sữa mẹ đong đầy, vẫn hoạt bát và tiếp xúc rất tốt.
Nếu hỏi Mẹ Xu có #sợ_sinh_con nữa hông? Mẹ Xu sẽ nói là có, vì trải qua quá nhiều cơn khủng hoảng, quá nhiều #đêm_không_con khốn khó và đau buồn.Tuy vậy, mọi thứ đã qua đi, mọi sự chia xa đều đã kết nối lại, con yêu đã khoẻ mạnh như (à “hơn” luôn) bao đứa trẻ khác.
Thật ra Ba Mẹ Xu hoàn toàn có thể tự hào về Xu – về cô bé dũng cảm đã vượt qua mọi đau đớn về thể xác, tinh thần, về lại bên Mẹ Cha và phát triển ngon lành, vượt trội.
Tôi hy vọng mọi người sẽ bớt hoảng loạn khi nhìn đứa trẻ #điềm_tĩnh này.
Có thể bạn thấy con trẻ là một thể loại nhoi nhoi, mất tập trung nhất trần gian, nhưng thực ra khó có người lớn nào bì lại được những #bình_yên_rất_thật trong tâm hồn con trẻ.
Nhìn con, tôi biết mọi thứ sẽ qua đi.
Nhìn con, tôi biết cách ly không thực sự quá khổ sở nếu chúng ta biết cách kết nối khi trở về bên nhau.
Nhìn con, tôi biết 100 năm 1 trận dịch, có thể điêu tàn, nhưng sau đó sẽ hồi phục mau mắn – đủ đầy như đứa trẻ hiếm gặp đã được sinh ra, điều trị và hồi phục thần kỳ nhờ y học phát triển, nhờ tình yêu ngọt lành và tinh thần thép của Ba Mẹ.
Cảm ơn con đã ùa vào cuộc đời bé mọn của Bác Linh nha.
Ai sợ sinh con thì vào xem mấy bạn nhỏ nhà Bác Linh nghe, xong thấy cưng quá thì mùa dịch này cứ ở nhà sản xuất nghe, khoa Sản và Đơn nguyên sơ sinh vẫn luôn sẵn sàng phục vụ (được trang bị đảm bảo an toàn mùa dịch) .
Chiếc phóng sự dễ thương từ Đài THVL: Sự thật về hội chứng sợ sinh con ở phụ nữ – Đài THVL – BS. Phương Linh https://youtu.be/Ckw0c49zjXo